Uống nước vối hại thận là nỗi băn khoăn, trăn trở của rất nhiều người, đặc biệt là người dân ở quê, với tần suất uống nước vối nhiều. Nước vối từ lâu đã được ưa dùng bởi lợi ích thanh lọc và giải nhiệt cơ thể, nhưng gần đây lại có những quan niệm cho rằng, uống nước vối có thể gây hại cho thận.
Vậy thực hư thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại thức uống này.
Uống nước vối hại thận có đúng không?
Quan niệm Uống nước vối hại thận là một quan niệm sai lầm. Ngược lại, các bác sĩ ở Bệnh viện 103-Học viện Quân y đã triển khai nghiên cứu và kết luận rằng nước nụ vối có tác dụng điều trị sỏi thận rất hiệu quả.
Tìm hiểu về cây vối
Đặc điểm của cây vối
Cây vối là loại cây quen thuộc và được trồng nhiều ở vùng phía Bắc, các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ; và một số tỉnh ở Tây Nguyên. Cây vối thuộc họ sim Myrtaceae, có tên khoa học là Syzygium nervosum.
Có 2 loại vối được trồng phổ biến là vối nếp và vối tẻ. Vối nếp loại có lá nhỏ hơn lòng bàn tay, còn vối tẻ có lá to hơn bàn tay có hình con thoi, màu sắc đậm hơn.
Cây vối lớn rất nhanh, với cây trưởng thành có thể cao từ 12-15m. Vỏ cây có đặc điểm là màu đen, xù xì và có nhiều đường nứt dọc. Lá vối có hình xoắn, nhọn ở góc, hai mặt màu xanh nhạt, chiều dài khoảng 8 – 10 cm và chiều rộng khoảng 4-6cm.
Thời gian ra hoa của cây vối là từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm, quả của cây vối có hình cầu, nhăn nheo. Khi quả chín có màu tím giống như quả cây sim.
Lá và nụ hoa là những bộ phận của cây được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là lá hay được dùng để làm nước lá vối.
Kháp phá thành phần hóa học chứa trong cây vối
Cây vối có chứa nhiều khoáng chất, chất vitamin và tinh dầu. Trong cây vối có chứa kháng sinh giúp cây loại bỏ được nhiều vi khuẩn gây hại, đồng thời nhờ có tinh dầu mà nó có mùi hương vô cùng dễ chịu.
Trong nụ của vối chứa chất β – sitosterol với vai trò chuyển hóa cholesterol có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu. Không chỉ vậy, cây vối chứa một số chất như: chất béo, sterol, tanin catechic, gallic,… khá tốt cho cơ thể.
Lá vối thường có vị đắng và chát, trong lá vối, hàm lượng chất độc tố vô cùng nhỏ. Nếu biết sử dụng đúng cách, những chất này có thể giúp sát trùng, bổ gan và thanh lọc cơ thể.
Tác dụng của nước lá vối đối với sức khỏe của con người
Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa
Nhờ có thành phần tanin, uống nước lá vối có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt những vi khuẩn gây hại, giúp bảo vệ niêm mạc ruột, hệ tiêu hóa.
Đặc biệt, với những người mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính, nước lá vối còn giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại ở đại tràng, giúp giảm đau bụng âm ỉ ở những người này.
Điều trị một số bệnh ngoài da
Lá vối còn được dùng như một cách để sát trùng, sát khuẩn và điều trị một số bệnh ngoài da như: mụn nhọt, ghẻ lở,…
Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể
Nước vối có tác dụng lợi tiểu và thanh lọc cơ thể. Do vậy, nước vối có thể uống được ở tất cả các mùa trong năm, đặc biệt vào mùa hè, hầu như gia đình nào ở miền Bắc cũng chuẩn bị một bình nước vối để giải nhiệt.
Nước vối được sử dụng như thức uống giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát. Món nước này thường được sử dụng cho tất cả các mùa trong năm, đặc biệt là vào mùa nóng.
Một số công dụng khác
Ngài ra, nước uống nước vối còn hỗ trợ một số loại bệnh như: Gout, tiểu đường. Trong nước lá vối có chứa chất chống oxy hóa giúp bệnh nhân phòng ngừa nguy cơ biến chứng tiểu đường, ổn định đường huyết, giảm mỡ trong máu. Ngoài ra, uống nước lá vối thường xuyên còn giúp bệnh nhân gout làm tan khoáng chất uric, giúp bệnh tiến triển tốt.
Những lưu ý khi uống nước vối
Nước vối có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, tuy nhiên chúng ta không được lạm dụng nó. Mỗi ngày, chúng ta chỉ nên uống 1 ấm nước là vừa đủ.
Không nên uống nước vối khi bụng đang đói cồn cào. Không nên uống nước vối quá đặc vì khi ấy nó không còn có lợi cho việc bài tiết và có thể làm hại thận.
Nên sử dụng vối tươi hoặc vối đã ủ qua. Lá vối tươi chứa chất tanin giúp kháng khuẩn nhưng đôi khi còn ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột của chúng ta.
Cách pha nước vối tốt cho thận
Đối với lá vối tươi
- Rửa sạch lá vối với nước rồi để ráo nước.
- Vò nhẹ lá vối và bỏ vào ấm.
- Cho nước sôi vào tráng qua rồi đổ bỏ nước.
- Đổ thêm một lần nước sôi nữa rồi đậy nắp lại, giữ khoảng 15 phút rồi bắt đầu uống
Đối với lá vối khô, ta rửa sạch lá và cho vào ấm đun lên. Sau khi đun sôi, để nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 5 phút nữa. Sau khi nguội, chúng ta có thể gạn nước ra và uống trong ngày.
Như vậy, quan niệm uống nước vối hại thận là không chính xác. Tuy nhiên, chúng ta cần uống nó một cách khoa học để có thể tận dụng được những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe mà nó mang lại.